Trên tay Garmin Instinct 2S Solar

Trên tay Garmin Instinct 2S Solar

Trên tay Garmin Instinct 2S Solar
 

Garmin là hãng đồng hồ luôn cho ra những mẫu đồng hồ đeo tay đa dạng cả về chức năng lẫn thiết kế. Lần này, mình sẽ trên tay Garmin Instinct 2S Solar phiên bản màu xanh bạc hà. Sau khoảng 1 tuần trải nghiệm, dù không phải là dân vận động chuyên nghiệp, mình thấy đây là mẫu đồng hồ vừa gần gũi với thói quen sử dụng của mình và cũng rất thân thiện với gu thẩm mỹ mà mình theo đuổi.

Trước đây khi nhắc đến Garmin, dân không chuyên thể thao có thể sẽ thấy nó hơi khô khan về mặt thiết kế cũng như thói quen sử dụng. Mình đã có thử dùng qua dòng Venu SQ và thấy nó khá khó sử dụng. Lần này Garmin Instinct 2S Solar cho mình trải nghiệm khác, chính xác theo mình thì đây là một chiếc "Sportwatch".
 


DSCF5092.jpg
Đây là chiếc đồng hồ có vẻ ngoài cá tính đi kèm với tông màu ngọt ngào. Mình rất thích thiết kế này. Bản nữ đeo nên tổng thể không quá hầm hố, vừa tay, không nặng nề và các phím bấm được bố trí đa dạng.

DSCF5093.jpg

Sản phẩm có hai màu chính là đen phối xanh, ngoài ra dòng này còn rất nhiều phiên bản màu khác. Nhưng mình thấy phiên bản này trẻ trung, năng động và nữ tính. Nó cũng sẽ để bạn dễ phối đồ, dù có lỡ mặc trang phục hơi nữ tính, Garmin Instinct 2 Solar cũng không khiến bị lạc quẻ quá nhiều.

DSCF5075.jpg
Mình cũng thích phần mặt màn hình, tuy không phải full viền, nhưng bên trong bạn sẽ thấy nó được phân chia bố cục để làm cho người dùng thấy được nhiều thông tin nhất có thể.

DSCF5074.jpg
Màn hình trắng đen có độ tương phản tốt, bạn dễ dàng quan sát thông itn khi ở ngoài trời nắng hay trong đêm.
DSCF5073.jpg
Thiết bị có khả năng sạc bằng năng lượng mặt trời.

DSCF5049.jpg
Nhưng bạn sẽ mất đâu đó thời gian khoảng 3 tiếng ngoài trời để có được dung lượng pin đầy.

DSCF5044.jpg
Bên góc phải ngoài cùng, có một màn hình phụ tròn nhỏ, nó sẽ hiển thị biểu tượng chế độ mà bạn đang sử dụng hoặc các hiệu lệnh. Mình thấy các này cũng chỉ để tạo điểm nhấn và khu biệt hiển thị thôi, cũng không có nhiều tác dụng sử dụng thực tế, nhưng nói chung nó làm giao diện sinh động và thú vị hơn.

Chất liệu phần mặt dây đeo thoải mái, không bí bách mồ hôi. Bạn tháo ra hay đeo vào đều rất dễ, không mất nhiều thời gian.

DSCF5070.jpg
5 phím bấm chắc chắn được bố trí xung quanh viền trái phải có hiệu ứng hạt ở bề mặt tăng độ ma sát và đã hơn khi bấm, chạm.
 


DSCF5051.jpg
Đây chính xác là một chiếc đồng hồ phù hợp cho ai muốn theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình và có thể đọc được những thông tin sức khoẻ được tổng kết lại bởi đồng hồ đeo tay theo ngày một cách đa dạng và đầy đủ.

DSCF5050.jpg
Đo nhịp tim



Đo mức độ căng thẳng/stress

DSCF5048.jpg
Theo dõi và đánh giá giấc ngủ
Phân tích đầy đủ các giai đoạn ngủ nông, sâu và REM của bạn.

Body Battery - theo dõi năng lượng cơ thể
Đồng hồ sử dụng dữ liệu sự thay đổi nhịp tim, căng thẳng, giấc ngủ và các dữ liệu khác để thống kê mức pin năng lượng của cơ thể bạn. Từ đó, bạn hiểu chính mình và lên kế hoạch hoạt động, làm việc, nghỉ ngơi hiệu quả, hợp lý hơn.

Đo nồng độ oxi trong máu
Để đánh giá mưc độ thích nghi độ cao hoặc độ bão hòa oxi của bạn trong khi giấc ngủ, đồng hồ sử dụng cảm biến Pulse Ox5 với các tia ánh sáng ở cổ tay để đo mức độ hấp thụ oxy của cơ thể.

Tuổi thể chất
Tính năng sử dụng dữ liệu về độ tuổi thực, cường độ hoạt động hàng tuần, nhịp tim nghỉ ngơi và chỉ số BMI để ước tính tuổi thể chất của cơ thể bạn. Đồng thời, đồng hồ còn gợi ý các mẹo để ''rẻ hóa''cơ thể bạn, giảm tuổi thể chất.

Số phút luyện tập
Theo dõi số phút hoạt động cường độ cao, thời gian hoạt động và loại bài tập bạn đã thực hiện.

Theo dõi chu kỳ phụ nữ
Sử dụng ứng dụng Garmin Connect để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ của bạn. Ghi lại các triệu chứng, tập thể dục và giáo dục dinh dưỡng, v.v.

DSCF5052.jpg
Bạn có thể thấy, những tính năng mà Garmin có về việc theo dõi sức khoẻ là rất nhiều, đa dạng và chi tiết. Đặc biệt ở tính năng theo dõi chu kỳ, hiện tại mình đang sử dụng một ứng dụng thứ 3 trên điện thoại để làm điều này. So với Garmin, khi kết nối với điện thoại thông qua ứng dụng của Garmin, thì sản phẩm cho phép thực hiện tương tự với app thứ 3 chuyên dùng để theo dõi sức khoẻ chu kỳ.

DSCF5053.jpg
Với Garmin, bạn có thể theo dõi bằng cách đánh dấu chính xác những ngày trên chu kì của mình trong khoảng 2-3 tháng, thêm các triệu chứng, tình trạng sức khoẻ nếu có. Giao diện ứng dụng trên điện thoại trực quan nên nó sẽ giúp bạn thống kê sức khoẻ chu kỳ của mình.

DSCF5058.jpg
Nói chung mình chỉ cần nó làm tốt và có những tính năng như trên app thứ 3 mà mình đang sử dụng là tốt rồi. bạn sẽ đồng bộ hết tất cả những theo dõi sức khoẻ qua chiếc đồng hồ đeo tay hàng ngày của mình.

Thứ nhất, bằng sự tính toán ngày rụng trứng, Garmin có thể báo cho bạn biết kế hoạch chu kỳ của tháng sắp tới. Thứ 2, khi gặp triệu chứng không tốt đối với sức khoẻ chu kỳ, bạn có thể dựa theo lịch chu kỳ mà bạn đã cung cấp từ trước với Garmin để có thể dễ dàng với bác sĩ khi đi khám. Giao diện lịch trên Garmin rất dễ theo dõi và đánh dấu.
 


DSCF5046.jpg
Có rất nhiều chế độ bộ môn thể thao phù hợp với bạn
Tập luyện thật phong phú với đa dạng các chế độ tập được tích hợp sẵn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, sức bền, leo núi trong nhà, chạy ảo, chơi golf, yoga, Pilates v.v.

DSCF5054.jpg
Ngoài ra, sản phẩm còn có thêm thêm những chức năng hỗ trợ luyện tập thể thao mỗi ngày như:
Hiit Workouts, thời gian phục hồi, VO2 MAX, lời khuyên luyện tập mỗi ngày, động lực học MTB
Theo dõi chi tiết của mỗi chuyến đi với các số liệu về xe đạp leo núi cộng với các phép đo thao tác di chuyển chuyên dụng để đánh giá độ khó của tuyến đường. Đồng thời đánh giá mức độ dễ dàng của quá trình xuống dốc, cho bạn thước đo tiêu chuẩn để lập kỉ lục cá nhân mới vào lần đạp sau trong những bộ môn luyện tập khác nhau.
 

Mình thích sự trẻ trung mà Garmin mang lại trên thiết kế lần này của Instinct 2S Solar, cũng như những tính năng theo dõi và đánh giá sức khoẻ được làm chỉn chu, chi tiết và sát sao khiến cho người dùng dễ dàng đồng bộ tất cả trong một chỉ trên một thiết bị đeo tay.


Tuy nhiên, đối với một số người dùng không chuyên, không phải vận động viên luyện tập mỗi ngày thì bạn sẽ có hơi cảm giác “sợ thiếu” khi dùng không hết những chức năng dành riêng cho vận động. Chẳng hạn như đo lường hiệu quả tập luyện, kích hoạt nhanh bấm giờ, theo dõi kỉ lục, giám sát chuyển động,…

Giao diện vẫn còn hơi khó làm quen nếu như trước đây bạn chỉ sử dụng smartwatch chứ không phải một chiếc đồng hồ đeo tay chuyên tập luyện.

Nguồn: tinhte.vn

← Bài trước Bài sau →