So Sánh Sony ZV-E10 II vs Panasonic Lumix S9: Đâu Là Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Các Vlogger 2024?
- Người viết: Lộc Vũ lúc
- Tin tức
Panasonic Lumix S9 vừa ra mắt được khoảng 1 tháng trước đó, Sony cũng đã rục rịch công bố sản phiên bản kế nhiệm của ZV-E10. Cả hai máy ảnh này đều được nâng cấp với những tính năng tiên tiến, mang lại ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó, cả hai dường như đều có những thiếu sót khiến người dùng hơi thất vọng. Sony ZV-E10 II mặc dùng được trang bị cảm biến 26MP BSI CMOS đã được giới thiệu trong a6700 và FX-30 nhưng lại không trang bị hệ thống ổn định IBIS. Trong khí đó, Lumix S9 cải tiến với hiệu suất vượt trội, có chế độ LUT mới,... nhưng lại không được trang bị giắc cắm tai nghe khiến việc kiểm soát âm thanh khi quay video trở nên khó khăn.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Sony ZV-E10 II và Panasonic S9 đều là những chiếc camera xuất sắc được thiết kế cho những nhà sáng tạo nội dụng. Nếu anh em đang phân vân không biết nên chọn máy này trong hai máy trên, hãy tham khảo ngay bài viết So sánh Sony ZV-E10 II vs Panasonic S9 của chúng tôi dưới đây.
So sánh Sony ZV-E10 II vs Panasonic Lumix S9: Tổng quan về thiết kế
Panasonic Lumix S9
Các nhiếp ảnh gia đánh giá cao Panasonic khi bởi các tính năng quay video chuyên nghiệp nổi tiếng của hãng. Đặc biệt, Lumix S9 là một máy ảnh full-frame nhưng có thiết kế khá nhỏ gọn. Tuy nhiên, chính vì S9 đã quá tối ưu thiết kế nhỏ gọn mà đã loại bỏ đi báng cầm, khiến chúng cực kỳ khó sử dụng. Do đó, việc mua thêm báng cầm SmallRig tùy chọn là điều cần thiết để khắc phục vấn đề này.
Ngoài ra, núm xoay trên cùng của Lumix S9 khá đẹp nhưng núm xoay phía sau thì cực kỳ khó sử dụng. Giao diện video của máy ảnh này cũng được thiết lập theo các thân máy Lumix cao cấp hơn. Do đó, với mục tiêu khách hàng tiềm năng của S9 là người mới bắt đầu, có vẻ sẽ gây ra khó khăn cho người dùng trong việc làm quen và sử dụng máy. Mặc dù máy ảnh có thể ghi dạng Waveforms, Open Gate và giải nén biến dạng, tuy nhiên có vẻ thiết kế của máy không thực sự phù hợp với tệp khách hàng cốt lõi mà hãng đã hướng đến.
Sony ZV-E10 II
Trong khi đó, Sony ZV-E10 II khá được yêu thích với báng cầm tay được thiết kế có phần sâu hơn nhằm giúp chứa được viên pin mới Z-type với dung lượng lớn hơn. Khi gắn với các ống kính loại nhỏ, anh em sẽ cảm thấy khá thoải mái khi cầm nắm. Tuy nhiên, với các ống chuyên nghiệp, có kích thước lớn, báng cầm khá nhỏ sẽ không để chỗ để đặt tất cả các ngón tay. Do đó, anh em sẽ khó để có thể giữ cả bộ máy ảnh, ống kính nếu chỉ nắm bằng một tay trên báng cầm.
Bên cạnh đó, Sony có giao diện được thiết kế rất rõ ràng, dễ dàng để sử dụng ngay cả với người mới bắt đầu. Với một số điều khiển sáng tạo trên màn hình cảm ứng ở chế độ tự động và chế độ tùy chọn dễ hiểu như nút Background Defocus có thể giúp người dùng dễ dàng xóa phông. Sony không cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ như Panasonic, nhưng xét về tổng thể có thể thấy thiết kế của Sony thân thiện với đối tượng người dùng mới bắt đầu hơn.
So sánh Sony ZV-E10 II và Panasonic S9: Tính năng lấy nét tự động
Lumix S9 là chiếc máy ảnh mới nhất của Panasonic được tích hợp khả năng lấy nét tự động theo pha, cho phép loại bỏ hiệu tượng “pulsing” - nổi tiếng với việc gây ra mất nét ở máy ảnh. Với một chủ thể duy nhất, hệ thống lấy nét tự động AF có thể hoạt động tốt tương tự như ở dòng máy S5 II/X cao cấp hơn. Điều này cũng có nghĩa là nó sẽ dễ bị lấy nét nhầm nếu có nhiều thể khác nhau ở trong cùng một khung hình và sẽ mất một thời gian khá lâu để chúng lấy nét lại một cách chính xác.
Với bộ xử lý mới nhất, Sony ZV-E10 II có khả năng lấy nét tự động nhanh và chính xác trong hầu hết các tình huống mặc dù nó không được trang bị chip AI như ở các dòng máy ảnh cao cấp của hãng. Ngay khi mất nét do chủ thể di chuyển hoặc bị khuất bởi vật cản, máy ảnh vẫn có thể lấy nét lại lần hai một cách nhanh chóng. Đặc biệt, chế độ Product Showcase của ZV-E10 II có khả năng lấy nét tập trung vào mặt hoặc sản phẩm được đưa lên trước mặt camera rất tốt. Tính năng này cực kỳ hữu ích cho các nhà sáng tạo nội dung, reviewer,...muốn giới thiệu sản phẩm hoặc livestream.
Chất lượng âm thanh của Sony ZV-E10 II và Panasonic S9
Về chất lượng âm thanh, có thể nói Panasonic đã khá sai lầm khi thiết kế Lumix S9 chỉ có giắc cắm mic với bộ tiền khuếch đại mà không có giắc cắm tai nghe. Điều này gây ra khó khăn rất lớn cho người dùng trong việc theo dõi âm thanh thu được trực tiếp khi quay. Thậm chí, máy ảnh này cũng không thể sử dụng khóa ở cổng USB-C như trên nhiều máy ảnh Fujifilm. Ngoài ra, S9 cũng đã bị loại bỏ đi cổng kết nối shoe - cái có thể kết nối với XLR adapters quen thuộc của Panasonic ở hầu hết các máy ảnh trước đó.
ZV-E10 II có hệ thống âm thanh khá trọn vẹn với bộ giắc cắm mic, bộ tiền tiền khuếch đại tốt, giắc cắm tai nghe và một hotshot hỗ trợ nhiều phụ kiện âm thanh của Sony. Đặc biệt, máy ảnh còn được thiết kế micro 3 hướng tích hợp bên trong máy, đáp ứng được nhiều trường hợp thu thanh khác nhau. Micro còn được trang bị bông lọc gió đẹp mắt, mang lại âm thanh trong trẻo. Nhược điểm duy nhất đó là âm thanh trên màn hình khi ghi quá nhỏ và nếu âm thanh bị mất nó cũng không có chỉ báo cho người dùng biết.
Chất lượng video của Sony ZV-E10 II vs Panasonic Lumix S9
So sánh chất lượng video giữa Sony ZV-E10 II và Panasonic Lumix S9 quả là một điều khó khăn. Bởi Lumix S9 sở hữu cho mình cảm biến full-frame, cung cấp hiệu suất quay video với phạm vi ISO cao và Dynamic Range lớn, đặc biệt là sở hữu Profiles rất được yêu thích như: V-Log và Like-709. Điểm yếu của chiếc camera này là có tốc độ đọc dữ liệu cảm biến khá thấp, gây ra hiện tượng biến dạng vật thể chuyển động - hiện thường thấy thấy ở cảm biến Rolling Shutter. Ngoài ra, khi quay video ở 4K/60p sẽ bị cắt 1.5x, biến thành video có chất lượng cảm biến tương tự APS-C và không có Oversampled, làm giảm độ chi tiết cũng như hiệu suất ánh sáng của video.
Mặc dù Sony ZV-E10 II chỉ sở hữu cảm biến APS-C nhưng nó lại sở hữu những công nghệ hiện đại hơn nhiều so với máy ảnh full-frame Lumix S9. Máy ảnh có khả năng quay video lên đến 4K/30P mà không cần cắt xén. Nếu quay video 4K/30P mà vẫn muốn có Oversampled sẽ cần bị cắt xén một chút, khoảng 1.1x. Đồng thời, Sony cũng tích hợp chế độ quay video S-Log3 với dynamic range tối đa và chế độ S-Cinetone cho phép hậu kỳ xử lý video được tối ưu nhất.
Đối với các nhiếp ảnh gia cần quay video với 60pfs, ZV-E10 II là lựa chọn phù hợp hơn. Tuy nhiên, phần lớn các thước phim được quay bởi Lumix S9 cho hình ảnh đẹp mặt hơn ở nhiều tính huống khác nhau.
So sánh Sony ZV-E10 II và Panasonic Lumix S9: Chất lượng hình ảnh
Panasonic sở hữu tính năng ổn định video hàng đầu vào thời điểm này và S9 đã được thửa hưởng điều này. Hệ thống IBIS trong máy ảnh Panasonic này hoạt động hiệu quả, mang lại những bức ảnh ổn định. Đặc biệt, chế độ Static Mode tăng cường khả năng chống rung hiệu quả ngay cả khi di chuyển với máy ảnh. Tính năng ổn định kỹ thuật số bổ sung có thể được sử dụng cùng với việc cắt xén, nhưng hiếm khi thấy điều đó là cần thiết.
Ngược lại, Sony gặp khó khăn trong quá trình chống rung khi ZV-E10 ban đầu không có IBIS và họ sẽ kiên quyết giữ vững quyết định đó trong phiên bản tiếp theo. Mặc dù có chế độ chống rung điện tử Active Steadyshot, tuy nhiên nó không thực sự hiệu quả. Điều này cũng khiến cho máy ảnh khả năng lấy nét tự động gặp khó khăn. Với tốc độ màn trập nhanh, chất lượng được cải thiện nhưng bây giờ chuyển động của nó thường bị giật cục.
Pin và thời lượng sử dụng
S9 sử dụng pin BLK22 của Panasonic được thấy trong thân máy S và G mới nhất. Viên pin này cung cấp thời lượng sử dụng ở mức khá, khoảng hơn một giờ hoạt động. Sony ZV-E10 II sử dụng pin FZ100 được yêu thích, hiện được trang bị trong hầu hết các thân máy ảnh hiện đại của họ. Viên pin này cho phép máy ảnh có thể hoạt động liên tục lên đến 2 giờ.
So sánh thời lượng pin giữa Sony ZV-E10 II và Panasonic S9, có thể Sony chiếm ưu thế hơn nhiều, thích hợp cho người dùng có nhu cầu quay chụp trong thời gian dài.
Hệ sinh thái ống kính tương thích
Panasonic Lumix S9 là máy ảnh full-frame ngàm L-Mount, do đó có thể tương thích với hầu hết các mẫu ống kính của hãng. Bên cạnh đó, máy ảnh còn được cung cấp các loại ống kính khác nhau đến từ bên thứ 3 là Sigma. Trong đó, các ống kính của Panasonic nổi bật với thiết kế thân máy nhỏ gọn và hầu hết đều là những dòng khá đắt tiền. Tuy nhiên, gần đây có Panasonic thông tin rằng sẽ triển khai các dòng ống kính phân khúc giá thấp hơn, hy vọng sẽ mang đến cho người dùng đa dạng sự lựa chọn hơn.
Mặt khác, ZV-E10 II cũng sở hữu hệ thống ống kính APS-C đa dạng của Sony trước đó. Đặc biệt, Sony hợp tác với nhiều bên thứ ba như Sigma, Viltron,... mang đến cho người dùng đa dạng loại ống kính cũng như giá tiền phù hợp với tài chính cá nhân. Đồng thời, ngay trong chính hệ thống ống kính của hãng, Sony cũng đang tiếp tục triển khai bổ sung thêm các mẫu mới. Các ống kính của hãng cũng rất nhỏ gọn và di động.
So sánh Sony ZV-E10 II vs Panasonic Lumix S9: Giá
Sony ZV-E10 II vs Panasonic S9 có sự chênh lệch rõ ràng về giá. ZV-E10 II khi mua riêng thân máy chỉ khoảng 26.000.000vnđ và nếu anh em mua kèm ống kính 16-50mm f/3.5-5.6 OSS II rơi vào khoảng 29.000.000vnđ. Trong khi đó, Panasonic S9 có giá cao hơn hẳn, chỉ riêng thân máy đã có giá khoảng 39.000.000, cao hơn ZV-E10 II là 13.000.000vnđ. Không chỉ với các tính năng, chính mức chênh lệch lớn đã khiến nhiều nhiếp ảnh gia phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn một trong hai máy ảnh trên.
Kết luận
Qua những thông tin so sánh Sony ZV-E10 II và Panasonic S9 đã trình bày như trên, anh em có thể thấy Sony hơn hẳn Panasonic trong nhiều hạng mục. Hơn hết, sự cạnh tranh hơn hết ở đây là giá thành giữa hai chiếc camera này, khi ZV-E10 II có giá thấp hơn S9 một cách đáng kể. Nếu anh em không yêu cầu quá cao về độ sắc nét hình ảnh, có thể thấy Sony ZV-E II thực sự là một lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, S9 cũng rất hấp dẫn khi sở hữu chế độ LUT - chỉnh sửa màu trực tiếp trên máy ảnh, rất được ưa chuộng hiện nay.
Hãy đến Digiworld Hà Nội để trải nghiệm sản phẩm.